Thursday, October 25, 2018

Rạch Giá – Wikipedia tiếng Việt



Rạch Giá là thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá), đồng thời cũng là một thành phố biển của Đồng bằng Sông Cửu Long. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á...

Từ những năm 1997, Rạch Giá đã bắt đầu mở rộng và phát triển đô thị quy mô lớn. Khu Trung tâm Thương mại Rạch Giá, khu đô thị lấn biển Rạch Giá được tiến hành vào những năm 1997 đã tạo tiền đề cho công tác quy hoạch đô thị bài bản và hiện đại. Hệ quả đến hôm nay, Rạch Giá có được những khu dân cư quy hoạch hợp lý, những tuyến phố thương mại tập trung sầm uất. Đồng thời, Rạch Giá được đánh giá là thành phố trực thuộc tỉnh có sức mạnh tổng hợp thuộc top đầu của các trung tâm hàng đầu ở miền Tây. Rạch Giá là một trong những thành phố đông dân nhất Tây Nam Bộ cũng như cả nước.

Công tác quy hoạch và phát triển mở rộng Rạch Giá đã bắt đầu hoạt động từ 1997 đến nay, với hoạt động đáng chú ý là khởi công khu đô thị Lấn biển Rạch Giá vào tháng 12 năm 1997. Rạch Giá đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn phát triển trên các lĩnh vực, từ vốn của khối kinh tế tư nhân cho đến vốn trung ương, từ hạ tầng đô thị cho đến công nghiệp dịch vụ. Rạch Giá hiện có khá nhiều công trường, các hoạt động kinh tế và các khu vui chơi.Hiện nay thành phố Rạch Giá là đô thị loại II.





Thành phố Rạch Giá có trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ Đông vịnh Thái Lan với 20km đường bờ biển, chiếm 1/10 chiều dài bờ biển của tỉnh Kiên Giang. Được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam, cách Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam.



Kênh rạch và sông ngòi[sửa | sửa mã nguồn]


Kênh Rạch Sỏi đi Vàm Cống, đoạn qua Rạch Sỏi

Trong thành phố không có sông lớn, chỉ có các kênh đào như :


  • Kênh Rạch Giá - Long Xuyên

  • Kênh Cái Sắn (kênh Rạch Sỏi đi Vàm Cống)

  • Kênh Ông Hiển

  • Kênh Rạch Giá - Hà Tiên

Ngoài các kênh nói trên, còn có nhiều rạch tự nhiên và kênh nhỏ như rạch Giồng, rạch Vàm Trư, rạch Tà Mưa, rạch Tà Keo, rạch Đường Trâu, rạch Tắc Ráng, kênh Đòn Dông, kênh Cống Đôi...Các kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn thành phố chi phối lẫn nhau về mực nước và lưu lượng. Nó vừa chịu tác động thuỷ văn của sông Hậu, vừa chịu ảnh hưởng thuỷ triều của vịnh Rạch Giá.


Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng[sửa | sửa mã nguồn]


  • Địa hình của thành phố bằng phẳng, có độ cao từ 1m đến 2m so với mặt biển theo hướng thấp dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.

  • Cấu trúc địa chất của Rạch Giá theo dạng trầm tích đệ tứ, cách đây hàng chục ngàn năm do nguồn địa thành bởi nền đá mẹ tại chỗ và do thuỷ thành bởi phù sa lắng đọng.

Về địa chất, công trình mới sơ bộ thăm dò cho thấy địa tầng có cấu tạo sét pha cát ở độ cao từ 0,5m đến 60m. Nước ngầm trong lòng đất hình thành do nhiều nguồn khác nhau nên có chỗ mặn, chỗ chua lợ, cũng có chỗ nước ngọt cách mặt đất vài ba mét.


  • Các loại đất ở Rạch Giá do ở sát bờ biển và thuộc khu vực tứ giác Long Xuyên nên vừa chịu mặn lại vừa phèn.

Đất mặn chiếm đến 6,231 km2 trong toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố, thuộc các phường Vĩnh Quang, Vĩnh Lạc, An Hoà và Rạch Sỏi. Hàm lượng muối trong đất có đến 0,3% vào mùa khô, song đến mùa mưa thì giảm đi 1/2 nên có thể tận dụng nước mưa để canh tác lúa hai vụ và trồng cây ngắn ngày.
Đất mặn chua nhiều chiếm diện tích tương đương với đất mặn, phân bố chủ yếu ở phường Vĩnh Thanh, Vĩnh Thông và Vĩnh Hiệp. Loại đất này có độ phì khá cao nhưng lại bị nhiễm mặn và nhiều phèn. Độ pH nhỏ hơn 4, năng suất cây trồng thấp. Muốn cải tạo đất, đòi hỏi phải giải quyết nhiều khâu kĩ thuật như phải có nước ngọt để tháo chua, có giống cây trồng thích hợp...
Đất mặn chua ít chiếm diện tích nhỏ (khoảng 1,3km2) phân bố rải rác ở các phường. Đất này có độ chua từ vừa đến ít, độ pH lớn hơn 4,5, là loại đất khá thuần phục. Hàng năm nếu đủ nước từ tháng 5 đến tháng 10 thì đất có khả năng canh tác tốt, trở thành vùng sản xuất lúa cao sản.


Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]




































































































































Dữ liệu khí hậu của Rạch Giá
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Năm
Cao kỉ lục °C (°F)
35.6
35.4
37.8
37.9
37.7
34.2
33.7
33.4
34.4
33.9
33.2
34.8
37,9
Trung bình cao °C (°F)
30.6
31.8
33.1
33.6
32.2
30.6
30.1
29.7
30.0
30.7
30.4
29.7
31,0
Trung bình ngày, °C (°F)
25.8
26.5
27.7
28.7
28.7
28.2
27.9
27.6
27.7
27.5
27.0
25.9
27,4
Trung bình thấp, °C (°F)
22.4
22.8
24.0
25.4
26.0
25.8
25.6
25.4
25.5
25.1
24.5
22.8
24,6
Thấp kỉ lục, °C (°F)
14.8
16.9
17.1
21.5
22.0
21.7
21.9
21.9
22.2
21.3
19.0
16.3
14,8
Giáng thủy mm (inch)
11
(0.43)
7
(0.28)
25
(0.98)
97
(3.82)
249
(9.8)
277
(10.91)
309
(12.17)
369
(14.53)
300
(11.81)
295
(11.61)
173
(6.81)
44
(1.73)
2.156
(84,88)
% độ ẩm
77.9
76.9
76.6
78.3
82.8
84.6
85.3
85.8
85.1
84.3
81.6
79.3
81,5
Số ngày giáng thủy TB
1.6
1.3
2.4
7.9
16.5
20.0
20.3
22.1
19.8
21.1
15.6
5.8
154,5
Số giờ nắng trung bình hàng tháng
249
237
258
244
206
169
178
160
161
176
203
228
2.470
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[2]

Thành phố có bề dày lịch sử khai phá hơn 300 năm,[cần dẫn nguồn] trong khi vị trí hiện nay của Rạch Giá từng là cảng thị sầm uất của quốc gia Phù Nam thuộc nền văn hóa Óc Eo tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII, phân định từ di chỉ Nền Chùa (Takev) được khai quật năm 1944 của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret.[cần dẫn nguồn]

Từ vùng đất rộng người thưa, Rạch Giá là nơi cộng cư của người Việt, Hoa và Khmer, nhưng chiếm đa số là người Việt và Khmer. Trước đời Gia Long, dân chúng đã chọn lựa vài gò cao ven các sông rạch để cư trú. Từ làng chài nhỏ ven cửa sông, Rạch Giá dần phồn thịnh hơn nhờ buôn bán lúa gạo và thương mại sung túc. Vào TK XVII, tức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vùng Rạch Giá nay là một trong 7 đơn vị hành chính thuộc Trấn Hà Tiên xưa.


Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]


Sau khi chiếm được Vĩnh Long và Hà Tiên, năm 1867, Pháp bắt đầu tiến đến Rạch Giá. Ngày 18 tháng 8 năm 1867, Pháp đặt hạt thanh tra Rạch Giá do đổi tên từ hạt thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 6 năm 1869, Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa ở đây, giết gần như toàn bộ quân lính và viên chức người Pháp.

Ngày 5 tháng 6 năm 1871, Pháp tách vùng Cà Mau ra khỏi Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, Pháp lại nhập Cà Mau vào Rạch Giá. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, đổi hạt thanh tra thành hạt tham biện, các thôn thành các làng. Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, Pháp tái lập hạt Rạch Giá với 4 tổng.

Ngày 26 tháng 1 năm 1894, chính quyền thực dân Pháp hợp nhất 4 làng Vĩnh Lạc, Vĩnh Hòa, Thanh Lương và Vân Tập thành một làng mới lấy tên là làng Vĩnh Thanh Vân, đồng thời vẫn là nơi đặt lỵ sở của hạt tham biện Rạch Giá như trước đó.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi hạt tham biện Rạch Giá thành tỉnh Rạch Giá. Ngày 25 tháng 5 năm 1900, lập tổng Kiên Tường, tổng Thanh Bình. Ngày 31 tháng 12 năm 1907, lập thêm tổng An Ninh và tổng Thanh Biên. Ngày 6 tháng 1 năm 1916, lập thêm tổng Thanh Tuyên, tổng Thanh Yên.

Ngày 18 tháng 12 năm 1929, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã hỗn hợp Rạch Giá trên cơ sở cải biến khu đô thị Rạch Giá, trụ sở tại làng Vĩnh Thanh Vân dưới quyền một viên Thị trưởng và một Hội đồng thị xã.

Ngày 16 tháng 1 năm 1930, Pháp chia địa bàn thị xã Rạch Giá thành 5 khu vực để đánh thuế. Ngày 30 tháng 4 năm 1934, Pháp nâng thị xã lên thành phố và chia thành 3 khu phố.


Giai đoạn 1956-1976[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang đặt tại Rạch Giá và vẫn giữ nguyên tên là "Rạch Giá", về mặt hành chánh thuộc xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành.

Sau năm 1956, thành phố Rạch Giá bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành của tỉnh Kiên Giang.

Ngày 20 tháng 11 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập thị xã Rạch Giá, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang. Thị xã Rạch Giá được tái lập trên cơ sở các xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa cùng thuộc quận Kiên Thành trước đó. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 07 tháng 06 năm 1971, thị xã Rạch Giá có 6 khu phố trực thuộc là: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hiệp, An Hoà, Phó Cơ Điều.

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ nguyên tên gọi tỉnh Rạch Giá; đồng thời duy trì thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá từ năm 1956 cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Rạch Giá như trước đó cho đến đầu năm 1976. Lúc này thị xã Rạch Giá vẫn giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá.


Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]


Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch Giá, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Kiên Giang.

Thị xã Rạch Giá lúc này gồm có 5 phường: An Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân.

Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT[3] về việc phân vạch địa giới một số xã, phường của huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang như sau:


  • Tách xã Phi Thông của huyện Châu Thành để sáp nhập vào thị xã Rạch Giá cùng tỉnh.

  • Chia phường Vĩnh Thanh Vân thành 2 phường lấy tên là phường Vĩnh Thanh Vân và phường Vĩnh Hòa.

  • Chia phường Vĩnh Lạc thành 3 phường lấy tên là phường Vĩnh Lạc, phường Vĩnh Bảo và phường An Lạc.

  • Chia phường An Hoà thành phường An Bình và xã An Hòa.

  • Chia phường Vĩnh Thanh thành phường Vĩnh Thanh và các xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Quang.

  • Chia phường Vĩnh Hiệp thành 2 xã lấy tên là xã Vĩnh Thông và xã Vĩnh Hiệp.

Ngày 25 tháng 4 năm 1988, thành lập thêm phường Rạch Sỏi trên cơ sở thị trấn Rạch Sỏi của huyện Châu Thành; giải thể phường An Lạc và 2 xã Vĩnh Quang và Vĩnh Trung để thành lập phường Nguyễn Trung Trực; chuyển 3 xã Vĩnh Hiệp, An Hòa, Vĩnh Thông thành 3 phường có tên tương ứng.

Ngày 31 tháng 5 năm 1991, 3 phường An Bình, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hòa và Vĩnh Thông bị giải thể, địa bàn sáp nhập vào các phường lân cận, thị xã Rạch Giá có 7 phường.
[[Tập tin:Khu lấn biển ở Rạch Giá, Kiên Giang.jpg|nhỏ|nhỏ|Khách sạn Sealight nhìn từ khu du lịch Bãi Dương
Ngày 24 tháng 4 năm 1993, sáp nhập phường Nguyễn Trung Trực vào phường Vĩnh Thanh. Thị xã Rạch Giá lúc này gồm có 6 phường: An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân và xã Phi Thông.

Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP[4] về việc thành lập phường Vĩnh Thông thuộc Thị xã Rạch Giá trên cơ sở 1.518,56 ha diện tích tự nhiên và 7.151 nhân khẩu của xã Phi Thông.

Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP[5] về việc thành lập các xã, phường thuộc thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang như sau:


  • Thành lập phường Vĩnh Quang thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 1.064,8 ha diện tích tự nhiên và 18.449 nhân khẩu của phường Vĩnh Thanh.

  • Thành lập phường Vĩnh Lợi thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 398,4 ha diện tích tự nhiên và 7.659 nhân khẩu của phường Rạch Sỏi.

Ngày 11 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2003/NĐ-CP[6] về việc thành lập phường Vĩnh Bảo thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 77,38 ha diện tích tự nhiên và 17.789 nhân khẩu của phường Vĩnh Lạc.

Ngày 8 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2004/NĐ-CP[7] về việc thành lập phường An Bình thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 479,75 ha diện tích tự nhiên và 13.794 nhân khẩu của phường An Hòa.

Tháng 10 năm 2004, thị xã Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 3. Cuối năm 2004, thị xã Rạch Giá có 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã Phi Thông.

Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP[8] về việc thành lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Rạch Giá.

Thành phố Rạch Giá có 9775,42 ha diện tích tự nhiên và 205.660 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông.

Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg[9] về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Kiên Giang.



Khu lấn biển ở TP. Rạch Giá, Kiên Giang

Thành phố gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã Phi Thông .




Về tên gọi Rạch Giá có 2 giả thuyết:


  • Một ý kiến cho rằng tên gọi này do đọc chệch từ tiếng Khmer Kra Muonsar (sáp trắng) mà ra, tuy nhiên sự biến âm này thiếu tính thuyết phục

  • Ý kiến khác thì cho rằng tên Rạch Giá có từ thời chúa Nguyễn, khi ấy ở đây có rất nhiều cây giá bên bờ rạch, đất rộng và hoang vu, dân cư thưa thớt, đa số là người Khmer và người Việt, giả thuyết hợp lý và đáng tin cậy



Rạch Giá là đô thị kinh tế biển, bao gồm dịch vụ, thương mại và đánh bắt thuỷ hải sản. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam.

Tháng 5 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã cho khởi công tuyến tránh TP Rạch Giá dài 20 km, hiện tại đã hoàn thành. Đây là dự án thành phần của tuyến hành lang ven biển Tây nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan nhằm gắn kết và đẩy mạnh phát triển các thành phố ven Vịnh Thái Lan gồm Pattaya - Sihanouk ville - Hà Tiên



Năm 2008 - 2013, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Rạch Giá đạt 15.07%, tổng sản phẩm GDP năm 2013 ở mức 4.700 tỷ đồng (theo gia cố định 1994), tăng gần 16% so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người 44.6 triệu đồng/năm. Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 72,48%, công nghiệp-xây dựng chiếm 16,71%, nông-lâm-thủy sản 10,81%. Năm 2012 thành phố phối hợp với các nhà đầu tư đưa vào khai thác Siêu thị Metro, chợ Vĩnh Thanh 2, chợ Nguyễn Thoại Hầu. Đặc biệt năm qua thành phố phối hợp với các sở ngành tỉnh, nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải tỏa, bồi thường để triển khai các công trình trọng điểm như: Tuyến tránh Rạch Giá, các cầu trung tâm lấn biển, khu dân cư Phan Thị Ràng...với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đến cuối măm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 1,2%.

Năm 2016, Rạch giá đón nhận nhiều nguồn đầu tư với hàng loạt những dự án lớn như khu lấn biển tây bắc, đảo nhân tạo Phú Gia, trung tâm thương mại Vincom Plaza... Ngoài ra, các công trình hạ tầng như trường học, bệnh viện liên tục được triển khai tại đây.

Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Phú Cường nằm tại khu vực trung tâm thành phố.



Rạch Giá là đô thị có cơ sở hạ tầng giao thông khá nổi bật vì có đường bộ, đường hàng không, đường sông, đường biển.

Về đường bộ, hiện đã hình thành được tuyến đường vành đai phía đông và hệ thống đường kết hợp đê biển phía tây.

Các đại lộ lớn được thiết kế rộng rãi và mỹ quan bao gồm các đại lộ 3/2, đại lộ Lạc Hồng, đại lộ Trần Phú, đại lộ Trần Quang Khải, đại lộ Phan Thị Ràng. Cùng với đường Nguyễn Trung Trực, đường Lâm Quang Ky, đường Tôn Đức Thắng, tất cả làm nên mạng lưới giao thông xương sống của Rạch Giá.

Hiện tại tại Rạch Giá có 2 bến xe lớn: bến xe Rạch Giá và bến xe tỉnh Kiên Giang. Năm 2013, bến xe Rạch Giá đã chuyển chức năng giao thông liên tỉnh cho bến xe tỉnh Kiên Giang tại huyện Châu Thành

Mạng lưới giao thông xe buýt có khá sớm, từ Rạch Giá người ta có thể đi xe buýt theo 4 chuyến đến các huyện khác.

Hiện tại, Cảng hàng không Rạch Giá (Trước đây gọi là sân bay Rạch Sỏi) là sân bay duy nhất ở Rạch Giá với các chuyến bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đi 2 chiều đến cả Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc


Đường Trần Phú đoạn qua phường Vĩnh Thanh

Thành phố Rạch Giá có 2 bến tàu khách lớn là bến tàu du lịch Rạch Giá hay bến tàu Phú Quốc và bến tàu Rạch Mẽo. Tàu cao tốc là lựa chọn ít tốn kém hơn cho những ai muốn ra đảo Phú Quốc hay huyện Kiên Hải. Ngoài ra còn bến tàu Rạch Mẽo, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa đi Miệt Thứ - U Minh Thượng.

Tên đường của Rạch Giá trước năm 1975





















Tên cũ
Tên mới
Đường Khải Định
Đường Tự Do
Đường Vạn Kiếp
Đường Trần Bình Trọng
Đường Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Cầm và Nguyễn Công Trứ
Đường Nguyễn Công Trứ
Đường Trần Bình Trọng
Đường Võ Thị Sáu
Đường Nguyễn Văn Lạc
Đường Lê Lai
Công Trường Nguyễn Văn Thinh
Bùng binh gần cầu đúc
Đường Tự Đức, Châu Văn Tiếp, Ngô Tùng Châu, Lê Quang Liêm, Ông Hiển và Ngô Nhân Tịnh
Đường Trần Phú
Đường Thái Lập Thành
Đường Bạch Đằng
Đường Phan Thanh Giản
Đường Trần Quang Diệu
Đường Trương Vĩnh Ký, Thiệu Trị và Võ Tánh
Đường Nguyễn Hùng Sơn
Đường Lê Văn Duyệt và Phủ Chiếu
Đường Nguyễn Văn Trỗi
Đường Đỗ Hữu Vị và Minh Mạng
Đường Trần Hưng Đạo
Đường Bạch Đằng
Đường Cô Giang
Đường Cử Trị
Đường Phan Văn Trị
Đường Gia Long
Đường Lý Tự Trọng
Đường Đồng Khởi
Đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]


Nhà thờ Giáo xứ Rạch Giá

Văn hoá du lịch[sửa | sửa mã nguồn]


Rạch Giá chính là nơi có nhiều cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, lại có sức hút mạnh mẽ đối với thực khách phương xa khi đến thăm thành phố. Người Việt, Hoa và Khmer là những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá, cùng vô số đền đài, chùa chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ.

Mặc dù là vùng xa xôi của tổ quốc, nhưng đất Rạch Giá không hề vắng bóng những anh hùng dân tộc, hết lòng chặt dạ vì dân vì nước, mà điển hình là Nguyễn Trung Trực đã đền nợ nước khi tuổi chưa đầy ba mươi. Cho đến hôm nay, Lễ tế Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực vẫn được tổ chức trang trọng vào các ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch.

Đây là lễ hội lớn nhất và có sức thu hút mạnh nhất ở Rạch Giá. Có thể coi đây là 1 sản phẩm du lịch rất đáng giá và mang lại nhiều giá trị. Ngày nay, lễ hội được tổ chức ngày một trang nghiêm với các hoạt động tế lễ đẹp mắt và văn minh.

Vào dịp lễ hội tháng Tám hàng năm, dân thập phương đổ về Rạch Giá rất đông. Nhiều nhà hảo tâm, và cả người bình dân đã đóng góp tiền của, công sức, cơm gạo để làm cơm thết đãi du khách. Người ta nô nức đi "ăn cơm đình", đó là bát cơm tình nghĩa, bát cơm của người Rạch Giá thết đãi du khách phương xa đã không ngại đường sá xa xôi đến đây dự lễ.


Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]


  • Bánh tầm Rạch Giá

  • Bún cá Kiên Giang

  • Bánh Trạng

  • Chè yếm rùa, mè đen

Tượng Nguyễn Trung Trực trước đình

Di tích đã được xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]


Di tích chưa được xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]


  • Cổng Tam quan. Di tích này được coi là "cổng làng" và là biểu tượng chính thức của thành phố Rạch Giá.

  • Đình phó cơ Nguyễn Hiền Điều

  • Mộ hội đồng Suông

  • Miếu Bắc Đế

  • Thiên Hậu Cung

So với các đô thị khác trong vùng và cả nước, đô thị Rạch Giá có một kho tàng văn hóa độc đáo. Đó là sự dung hợp của các tộc người, các nền văn hóa lớn, chủ yếu từ Kinh, Hoa, Khơ Me. Biểu hiện của sự đa dạng và giao lưu văn hóa thể hiện ở các kiến trúc đình, chùa, các công trình thờ tự. Nếu biết khai thác và có định hướng phát triển hợp lý, những di tích văn hóa này đang là một sức hút rất lớn của thành phố Rạch Giá.




  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên dsrg

  2. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018. 

  3. ^ “Quyết định 107”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015. 

  4. ^ Nghị định 23-CP năm 1997 về việc điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số xã, phường thuộc tỉnh Kiên Giang

  5. ^ Nghị định 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã, phường thuộc các huyện Gò Quao, An Minh, Tân Hiệp, Giồng Riềng và Thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

  6. ^ Nghị định 10/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương, Phú Quốc, Hòn Đất và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

  7. ^ Nghị định 11/2004/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Hòn Đất, An Biên, Tân Hiệp và thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

  8. ^ “Nghị định 97/2005/NĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015. 

  9. ^ “Quyết định 268/QĐ”. Truy cập 16 tháng 8 năm 2015. 



Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]




No comments:

Post a Comment